Ngô Xuân Bính – Họa sĩ khám phá, người mở ra một hướng mới trong hội họa

Ngô Xuân Bính là nhà khoa học, là nhà thơ; tác giả của các ấn phẩm về phương pháp đặc biệt phục hồi sức khỏe về tinh thần và vật chất.

Vào năm 2008, Trung tâm sáng tạo “Akvarins” đã giới thiệu họa sĩ Việt Nam, Ngô Xuân Bính với các tác phẩm hội họa của ông tại cuộc thi Liên hoan quốc tế “Truyền thống và Hiện đại” tại phòng triển lãm “Manhez” – Moskva.

Ở thời điểm đó, tranh của họa sĩ có cấu trúc đặc biệt, chứa đầy biểu cảm ấn tượng, chồng chất các màu đậm, tạo nên những cảm giác lo âu và căng thẳng. Những ký ức chiến tranh của tuổi thơ, về những trận đánh bom vào những ngôi làng Việt Nam, đời sống lao động khó khăn của người nông dân. Những hình ảnh về quê hương mà tác giả đã đi xa nhiều năm như trôi nổi trong tiềm thức sâu kín đã hiện lên toan vẽ những hình ảnh với những gam màu dữ dội, mạnh mẽ, hoang dại. Điều này không chỉ nhận thấy ở các chuyên gia, các nhà phê bình hội họa mà thậm chí còn ở đa số công chúng người xem. Bởi vậy các thành viên ban giám khảo đã trao tặng giải thưởng cao nhất cho ông trong cuộc thi danh giá này.Ngô Xuân Bính là nhà khoa học, là nhà thơ; tác giả của các ấn phẩm về phương pháp đặc biệt phục hồi sức khỏe về tinh thần và vật chất.

7 năm đã trôi qua, Ngô Xuân Bính đã nâng lên tầm cao không chỉ trong hội họa, mà còn là nhà thơ đã xuất bản nhiều tập thơ và những bản dịch hay nhất tại Nga và Việt Nam. Trong thơ ông, ta thấy ông là một triết gia, là người đưa ra cách thức rèn luyện phát triển nhân cách hài hòa, những suy ngẫm về ý nghĩa trách nhiệm của con người.

Thậm chí tên gọi của các tác phẩm sách đã xuất bản như: “Sấp ngửa bàn tay”, “Giao hòa lắng nghe”, “Cánh đồng tiềm thức”, “Cánh đồng thao thức”, “Cánh đồng tri ân”… Chúng ta cũng nhận thấy sự vươn tới cái khởi đầu thánh thiện của vũ trụ. Cùng một lúc xuất bản 5 tập sách võ cổ truyền Việt Nam “Nhất Nam căn bản”, đồng với những đúc kết kinh nghiệm y tế chữa trị độc đáo – Giáo sư y học dân tộc Ngô Xuân Bính tiếp tục cho xuất bản 4 tập công trình khoa học đồ sộ về châm cứu của mình.

Tuy nhiên, Họa sĩ – kẻ sáng tạo, là một tư chất mà trong mọi hoàn cảnh luôn tìm ra con đường đi của riêng mình.Làm thế nào để có thể kết hợp vào trong mình cùng một lúc những khả năng khác nhau của một con người, luôn nỗ lực nghiên cứu và thực hành những giá trị tinh thần Việt cổ, phân tích lập luận những quan điểm triết học bằng thơ ca về quan niệm của con người sống trên trái đất này.

Kết quả con đường đó là “thăm dò” và thực hành các kỹ thuật khác nhau của hội họa. Tích cực phát triển sự uyển chuyển đa màu sắc của thế giới xung quanh, rồi nâng lên tầm phát triển độc đáo, để rồi họa sĩ Ngô Xuân Bính đã có được cuộc triển lãm vô cùng lớn – một dự án nghệ thuật tại Bảo tàng Hà Nội vào tháng 11 năm 2017.

Trước thềm cuộc triển lãm này, đã phát hành ấn phẩm hội họa rất lớn, trong đó các họa sĩ hàng đầu của Việt Nam đã viết các bài bình luận. Khâm phục người họa sĩ – đồng nghiệp của mình. Họ đã rất ngạc nhiên, bằng cách nào ông đã có thể vượt qua các khuôn mẫu của một đất nước để đến với dòng chảy hội họa thế giới, đồng thời mang theo những sáng tạo riêng của mình. Những người thầy, các bạn đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy ở Ngô Xuân Bính – một người đi đầu, một động lực của đời sống tinh thần và nghệ thuật.

Trong ấn phẩm này chúng ta thấy nhiều bức tranh khác nhau, nhiều mảng tranh phóng to để có thể thấy rõ những kỹ thuật đặc biệt của tác giả. Mặc dù các bức tranh trong quyển sách đã rất ấn tượng, nhưng chúng không chuyển tải hết không gian toàn cảnh, sự chiêm nghiệm nội tâm nhập vào cơ thể cũng như ý thức bằng khi xem trực tiếp các nguyên tác. Sự tác động của các bức tranh lên người xem như sự phản chiếu liên tục của các quan hệ tương phản màu sắc, sự dao động của cấu trúc cũng như sự quấn quyện duyên dáng của nhịp điệu có ý thức của tác giả, nó làm cho chúng ta cảm thấy được thả lỏng, tan biến vào trong rung động của toan và giấy gió khi đứng trong không gian hoành tráng, rộng lớn giữa các bức tranh.

Sự trình bày và sắp xếp tranh của triển lãm cũng theo một cách thức rất độc đáo, thật bất ngờ và quá táo bạo của họa sĩ. Ngoài ra, tự thân các bức tranh lớn vài mét được gắn kết liền nhau, kết tỏa, làm cho hiệu ứng càng mạnh mẽ hơn. Kích thước tranh, sự xếp đặt tranh, tập hợp chúng vào một bộ, tập dày đặc, với những tương phản âm sắc của màu, làm người xem có cảm giác nhập vào trong tranh, trở thành một phần của tranh.

Khi tôi nói chuyện với Giáo sư Bính tại triển lãm với tư cách một họa sĩ với họa sĩ, ông đã nói với tôi về một dự án mà đề tài của nó đặc biệt làm tôi hồi hộp. Bởi vì hàng chục năm nay, tôi đã nghiên cứu về liệu pháp nghệ thuật khai thác các ý tưởng của sự sắp đặt bất thường – theo ý tác giả là một chuỗi tư tác, đồng phối hợp của không gian hội họa tương tác lên con người nhằm truyền tải nhận thức không chỉ bằng sự chiêm ngưỡng một bức tranh cụ thể mà thả mình vào không gian giao kết giữa nhiều bức tranh. Lúc này con người sẽ nhập vào trạng thái trầm định, sống trong trường giao tỏa của tranh, nhịp điệu của nhiều tranh, của cả phòng tranh… Đi từ phòng này sang phòng khác cảm giác như từ mặt đất bay lên bầu trời, làm thay đổi ý thức bên trong, gột rửa và chuyển dịch chính mình đến với nhận thức thế giới vô tận bằng kinh nghiệm hạn hẹp của bản thân.

Empty

Tranh sơn mài mới của Ngô Xuân Bính, điều đặc biệt là họa sĩ đã thực nghiệm trên cả nền tấm nhựa, toan…

Điều này phần nhiều cũng là hiệu ứng nhờ vào sự ứng dụng những kỹ thuật khám phá mới, bất thường do chính tác giả đúc kết phát triển dựa trên cơ sở kỹ thuật sơn mài cổ truyền Việt Nam trên vóc gỗ kết hợp khảm trai, vàng bạc, vỏ trứng rồi mài nhẵn đánh bóng, như chúng ta được xem ở Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.

Đối với tranh sơn mài mới của Ngô Xuân Bính, điều đặc biệt là họa sĩ đã thực nghiệm trên cả nền tấm nhựa, toan: đó là sự kết hợp tổng hợp giữa chất liệu sơn Nhật, sơn dầu, sơn tổng hợp,… cùng với các vật liệu truyền thống (khảm trai, vỏ trứng, vàng, bạc, thiếc, bột đá…) phủ bóng, đánh bóng – mài nhẵn hoặc mài một phần (tất nhiên có nhiều tranh ông cùng thực hiện theo kỹ thuật sơn mài truyền thống).Sự lột xác trong nhận thức nghệ thuật đã được biết đến từ thời cổ đại Hy Lạp, nhưng không phải họa sĩ nào cũng dám giải quyết bài toán tham vọng to lớn choáng ngợp này. Theo cảm nhận của riêng tôi và với sự quan sát người xem triển lãm: Họa sĩ Bính, đã là người đủ sức để làm nên những việc biến đổi lớn lao, chính sự nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh và kiến văn sâu sắc về việc xây dựng đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng đã đưa đến cho họa sĩ những sáng tạo bất thường để tạo nên những bức tranh bất thường; đặc biệt, có tác dụng như một phép lạ xuyên thấu đến người xem.

Ở mảng tranh đồ họa, họa sĩ đã sử dụng các vật liệu thông dụng: Mực, thuốc nước, sơn akrylic vẽ trên giấy gió cổ truyền phương Đông (trước kia, mỗi gia đình có phương pháp làm giấy riêng, nhưng bằng những cách thức phức tạp tạo nên một mặt bằng địa hình, nhiều tranh trông như điêu khắc: phù điêu, chạm nổi).

Họa sĩ Ngô Xuân Bính đã kết hợp các phương pháp truyền thống cơ bản được học ở trường Đại học Mỹ thuật với các hướng cơ bản là chuẩn mực thế giới của các họa sĩ tiên phong như: Vangoc, Matis, Pollôk, Dongen,… và các họa sĩ khai mỏ trong hội họa của thời ký cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 kết hợp với các kỹ thuật mới về chất liệu của thời hiện đại.

Những mặt bằng như địa hình phức tạp được phủ vàng tạo hiệu ứng mê hồn của những lối vào một không gian khác biệt tạo cho người xem cách cảm thấu thế giới muôn hình. Những âm thanh tràn ngập tiếng thủ thỉ, réo rắt, đồng vọng của các gam màu; tất cả, tất cả xuyên sâu vào tâm thức – mang đến những hiệu quả trị liệu. Tất cả sự bí ẩn của ngày hội đổi mới vang lên như bản giao hưởng khiêu gợi sự lột xác mà mỗi một họa sĩ thực thụ đều mơ ước.

Nhiều người xem mà tôi có dịp trao đổi tại triển lãm đã xem tranh không phân tích, lý giải mà bằng cảm nhận. Và cũng chính họ đã nói với tôi về những cảm xúc đa dạng không bình thường của trạng thái nhận thức khi trải qua nỗi đau và mong muốn bừng tỉnh được tự sáng tạo.

Chính tôi và các bạn đồng nghiệp Nga đặc biệt hấp dẫn bởi các bộ tranh được kết nối theo đề tài, dạng thức riêng, những mảng màu lớn tương phản được trình bày như trong bản giao hưởng của âm sắc, tác động một cách mê hồn, giống như chúng ta đang thở hít những màu sắc đầy ắp pha trộn tím với vàng lam ngọc với tím, màu xanh da trời cùng màu vàng cam. Những sự đối chọi bất ngờ này lại được dẫn qua các vệt đen đậm, gây hiệu ứng bất ngờ và cuốn hút ánh mắt người xem về bầu trời tự do và xứ sở nhiệt đới, toả sáng, đầy nước, hoang dại, phồn thực, đê mê đầy sinh nở.

Rất phong cách và hiện đại chuỗi các bức tranh mang hình bóng các con vật, các biểu tượng tối sẫm được bao viền thô mộc bởi các đường viền đen mà bên trong là những mảng miếng ánh vàng dao động. Những sự tìm tòi rất khéo về bố cục gợi lên cảm giác về những hang động tập người cổ xưa, những bức tranh ngây ngô của trẻ thơ cùng với những thủ pháp nguyên thơ “đa đaixt” đầu thế kỷ trước.

Trong những bức giấy đồ họa của họa sĩ chứa đựng nhiều bí ẩn mà ông chưa vội diễn giải để cho người xem được tự thân nghe những tiếng xào xạc của giấy, cảm nhận sự lan chảy của mực nhập vào những đường nét mờ ảo tan biến của chân dung.

Họa sĩ có cách thức riêng trong cả phần tranh khỏa thân. Đặc biệt ấn tượng với bức vẽ như thân tượng người khỏa thân với nét viền đỏ bao quanh, nó gây cảm giác về sức mạnh và bí ẩn của cảm xúc bao quát, mặc dầu được diễn đạt thô mộc, không chi tiết, nhưng vẫn toát lên con mắt nhìn của nghệ sỹ chứ không phải của nhà giải phẫu học.

Còn trong thuốc nước, những hình ảnh khỏa thân lại hoàn toàn khác – phòng the và gợi cảm dịu dàng, sự chuyển giao tan biến của màu mà vẫn toát lên hình bóng cơ thể với hồn thơ và sự ngưỡng mộ vẻ đẹp đàn bà.

Kỹ thuật vẽ phấn của tác giả là sự phối hợp bố cục với sơn dầu, những bức này cũng rất thô mộc và rực rỡ. Tuy nhiên vật liệu phấn vẫn có cách nói riêng của nó. Những mặt phẳng lớn rõ nét, những con mắt, những hình khối có tính biểu tượng. Khi vẽ họa sĩ sử dụng các lớp đen được phổ hợp với các giải tần rộng đầy biểu cảm càng làm rõ nét âm sắc của màu. Những mảng phẳng, các khối, đường nét giao quyện và tạo nên những hình mẫu lạ và kỳ quái.

Ngô Xuân Bính đã thể hiện ở triển lãm của mình một số lượng đa dạng kỹ thuật, chất liệu và phong cách, đủ cho cùng một lúc nhiều họa sĩ gộp lại.

Hai tháng đã qua từ ngày tôi thăm cuộc triển lãm này, được nghe những lời cởi mở của họa sĩ Ngô Xuân Bính về những ý tưởng sáng tạo, được nhìn thấy những phản ứng của người xem tranh, tôi nhận ra rằng, ông đã vươn lên, đi rất xa với những năm tháng vừa qua trong nhận thức nghệ thuật hội họa để ứng dụng nó vào tác động lên con người…

Đến ngày hôm nay, dưới tác động của sự kiện này, tôi đưa cho các đồng nghiệp họa sĩ, các học trò xem các ấn phẩm, những bức ảnh chụp về cuộc triển lãm, kể về những ấn tượng đối với các bức tranh trực tiếp được xem, tôi đã đưa ra một tấm gương mà một họa sĩ có thể làm bằng trí tuệ tìm tòi, bằng khả năng làm việc bất thường, bằng mong muốn tìm kiếm cái mới, thực nghiệm với các loại vật liệu, các hình khối khác nhau, suy ngẫm và thực hiện các dự án nghệ thuật lớn như triển lãm này tại các dự án nghệ thuật lớn như triển lãm này tại Hà Nội, mà đã được hàng ngàn người đến xem và đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn không chỉ ở Việt Nam, mà còn là sự kiện nổi bật của hội họa thế giới.

*Chủ tịch Trung tâm sáng tạo “Akvarins”

Hai lần giải thưởng cây cọ vàng Liên bang Nga

Thành viên Hội Họa sĩ Liên bang Nga

Leave a comment